Quản lý và sử dụng AI an toàn, xây dựng niềm tin vào AI
Khoảng 3.500 công ty từ 150 quốc gia dự kiến tham gia CES 2024, từ ngày 9 đến 12/1 tới. Với khoảng 550 doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm công nghệ hàng đầu, từ đồ gia dụng, thiết bị đeo và công nghệ di động cho đến xe tự lái, Hàn Quốc là nhà triển lãm lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc, tại CES 2024.
Hàn Quốc cho biết, đây là cơ hội để Samsung Electronics, nhà sản xuất điện thoại di động và chip nhớ lớn nhất thế giới lần đầu công bố tầm nhìn AI trên quy mô toàn cầu và LG Electronics giới thiệu các công nghệ AI mới.
Theo khảo sát mới nhất của Ernst&Young (EY), 70% số giám đốc điều hành (CEO) trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương coi AI là động lực thúc đẩy hiệu quả và đổi mới. Dự kiến, đến năm 2027, các doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương sẽ đầu tư khoảng 78,4 tỷ USD/năm vào AI. |
Giới chuyên gia Hàn Quốc nhận định, sự kiện công nghệ toàn cầu trên phản ánh xu thế tất yếu về sự phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Theo chuyên gia Baek In Soo, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Hàn Quốc vì sự phát triển của một xã hội thông tin và thông minh, trong những xu hướng mang tính then chốt trong năm 2024 có việc cải tiến AI, nhằm tạo cơ sở cho niềm tin triển khai công nghệ tiên tiến này.
Theo đó, “trợ lý AI” bắt đầu được triển khai đầy đủ, giúp nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Trong những năm tới, công nghệ này có thể hoàn toàn thay thế con người, thực hiện các công việc như tái cơ cấu hệ thống thuế và phân phối lại nguồn thu nhập...
Trước sự phát triển mạnh mẽ của AI, các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới đang ưu tiên đầu tư vào AI và ứng dụng vào công việc của mình dù AI cũng đi kèm những rủi ro về kỹ thuật, xã hội, đạo đức và an ninh. Theo khảo sát mới nhất của Ernst&Young (EY), 70% số giám đốc điều hành (CEO) trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương coi AI là động lực thúc đẩy hiệu quả và đổi mới. Dự kiến, đến năm 2027, các doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương sẽ đầu tư khoảng 78,4 tỷ USD/năm vào AI.
Tuy nhiên, AI cũng đặt ra nhiều thách thức và giới chuyên gia cho rằng, quản lý hiệu quả AI sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh. Các chính phủ đang thiết lập các khung quản lý AI rõ ràng. Một số chính phủ đã đăng ký các nguyên tắc tự nguyện cấp cao, như Nguyên tắc AI của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI hồi tháng 11/2023, có sự tham gia của các đại diện chính phủ và doanh nghiệp từ 28 quốc gia, đã ra tuyên bố mang tính bước ngoặt, cam kết hợp tác nhằm bảo đảm AI được sử dụng theo cách “lấy con người làm trung tâm, đáng tin cậy và có trách nhiệm”.
Liên minh châu Âu (EU) cũng nhất trí về Đạo luật AI, dự kiến có hiệu lực từ năm 2026, bao gồm các biện pháp sâu rộng để bảo vệ người dân. Tại Mỹ, sắc lệnh gần đây của Tổng thống Joe Biden đã tạo tiền đề cho các tiêu chuẩn liên bang mới về an toàn, bảo mật và độ tin cậy của AI. Hiện Trung Quốc cũng đang soạn thảo luật AI toàn diện. ASEAN hy vọng sớm hoàn thiện Hướng dẫn ASEAN về Quản trị và Đạo đức AI...
Các doanh nghiệp, công ty cho rằng, cần nỗ lực nhiều hơn nữa để giải quyết các rủi ro từ các cuộc tấn công mạng cho đến thông tin sai lệch và deepfake (lừa đảo).
Theo kết quả khảo sát của Ernst&Young, các doanh nghiệp đầu tư vào AI nhận thấy, việc quản lý các vấn đề liên quan đến độ chính xác, đạo đức và quyền riêng tư sẽ đòi hỏi những thay đổi đáng kể trong hoạt động quản trị của họ.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ các khung quy định và chính sách về AI mà các quốc gia đang nỗ lực tạo lập, bởi điều này không chỉ bảo vệ người tiêu dùng, mà còn rất quan trọng trong việc xây dựng niềm tin vào AI để mở rộng các ứng dụng của AI và khai thác tiềm năng của công nghệ tiên tiến này.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật