Tiền Hải: Tự hào truyền thống, vững bước tương lai
Dấu son lịch sử
Những ngày tháng 10, về xã Đông Lâm, ghé thăm đình làng Nho Lâm, Thanh Giám. Không chỉ là điểm đến văn hóa, mà hai ngôi đình này còn là “địa chỉ đỏ” giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng hào hùng của huyện Tiền Hải.
Cùng tài liệu lịch sử được ghi chép và qua lời kể của các bậc lão thành cách mạng, ông Lương Văn Bang, thôn Nho Lâm Đông, xã Đông Lâm chia sẻ: Để hưởng ứng cao trào cách mạng và chia lửa với nông dân Nghệ Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thái Bình và các chi bộ cơ sở, nông dân 3 làng Nho Lâm, Thanh Giám (Đông Lâm), Đông Cao (Tây Tiến) đã được chuẩn bị về tư tưởng và sẵn sàng hành động. Sáng ngày 14/10/1930, sau một hồi trống vang lên trước đình Nho Lâm, Thanh Giám, Đông Cao, quần chúng tập hợp trên 1.000 người tiến thẳng về huyện lỵ Tiểu Hoàng, vừa đi vừa giương cao cờ đỏ búa liềm, biểu ngữ vừa hô vang các khẩu hiệu cách mạng: Không được đụng đến công nông Nghệ Tĩnh; phải trả tiền đào sông Cốc Giang; phá “tư điền gián” thành “công điền quân cấp”; yêu cầu giảm sưu thuế, xóa bỏ bắt muối, bắt rượu… Một khí thế hào hùng, sôi động chưa từng có diễn ra ở Tiền Hải lúc bấy giờ. Trước cổng huyện đường, với những lời lẽ đanh thép: lên án kẻ thù, kêu gọi binh lính quay về với nhân dân, đòi quyền lợi chính đáng, ủng hộ Xô Viết - Nghệ Tĩnh, cuộc biểu tình càng thêm sôi động. Chính quyền tay sai và giặc Pháp điên cuồng bắn vào đoàn biểu tình làm 8 chiến sĩ ta hy sinh và 13 người khác bị thương, 40 người bị bắt. Ngay trưa hôm đó, chúng đã tiến hành khủng bố trắng rất dã man tại 3 làng: Nho Lâm, Thanh Giám, Đông Cao. Chúng bắt thêm 78 người trong đó có 33 đảng viên. Trong vòng một tuần sau đó, giặc cho lính đến cướp của, bắt trâu, bò, lợn, gà, đốt 64 nóc nhà của 3 làng. 8 chiến sĩ hy sinh trong cuộc biểu tình bị chúng chôn cùng một hố, sau đó canh phòng rình bắt những ai tới thăm viếng. Tuy nhiên, nhân dân, đồng chí vẫn đến thắp hương lên mộ những người đã khuất với tâm niệm “Trai gái một niềm non với nước; tiếng thơm muôn thuở thác như còn”. Trong các nhà lao Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, các chiến sĩ cách mạng 14/10 vẫn tiếp tục đấu tranh với kẻ thù để bảo toàn khí tiết. Cuộc biểu tình của nhân dân Tiền Hải ngày 14/10/1930 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Vai trò lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tỉnh ủy Thái Bình và các chi bộ cơ sở đã được thực hiện và khẳng định. Mặc dù cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải đã bị chính quyền tay sai và thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng tiếng vang của cuộc biểu tình cùng với phong trào đấu tranh của nông dân Tiên - Duyên - Hưng (tháng 5/1930) và phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã báo hiệu một giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Tiền Hải đã vùng lên giành chính quyền, cùng với nhân dân cả nước làm lên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Tiền Hải thực hiện bình dân học vụ, hũ gạo kháng chiến; phong trào du kích, tự vệ rào làng kháng chiến, phong trào nuôi quân, chăm sóc thương binh, đã góp phần cùng với quân dân cả nước chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và nhân dân Tiền Hải đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến, thực hiện “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, đồng thời chiến đấu anh dũng bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê hương, bắn cháy nhiều máy bay và tàu chiến địch, cùng với quân dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xâm lược.
Đình Thanh Giám, xã Đông Lâm (Tiền Hải) nơi tập kết nhân dân đi biểu tình ngày 14/10/1930.
Vững bước tương lai
Không chỉ ở Đông Lâm, Tây Tiến, hào khí ngày 14/10/1930 ấy luôn sục sôi trong lòng người Tiền Hải, dựng xây quê hương, đất nước hôm nay. Năm 2019, huyện Tiền Hải được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Tổng nguồn lực đóng góp cho NTM trên 2.000 tỷ đồng. Để chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm tăng 15% trở lên; thu nhập bình quân đầu người đạt 78 triệu đồng/người/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 12%/năm trở lên; số xã đạt tiêu chí NTM nâng cao đạt 20% trở lên, 2 xã về đích NTM kiểu mẫu; tỷ lệ gia đình, thôn, tổ dân phố chuẩn văn hóa đạt 93% trở lên… Tiền Hải tiếp tục có nhiều giải pháp duy trì tăng trưởng như tập trung thu hút mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, hệ thống tưới, tiêu các vùng chuyên canh cây trồng, nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao; đồng bộ hạ tầng các cụm công nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực.
Đối với xây dựng NTM, hiện nay toàn huyện có 3 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, dự kiến trong năm 2022 sẽ có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong thời gian tới, Tiền Hải cũng có nhiều giải pháp để xây dựng thị trấn Tiền Hải thành đô thị loại IV; quy hoạch 3 khu đô thị Nam Phú, Đông Minh, Nam Trung đạt đô thị loại V theo định hướng quy hoạch Khu kinh tế; xây dựng khu dân cư kiểu mẫu các xã Nam Chính, Tây Lương, Đông Lâm. Công tác triển khai quy hoạch xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, các tuyến giao thông kết nối được triển khai tích cực, cộng với nỗ lực trong xúc tiến đầu tư đưa Tiền Hải trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Vùng quê nông thôn huyện Tiền Hải trên đà đổi mới.
9 tháng đầu năm 2022, kinh tế huyện Tiền Hải tiếp tục phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất đạt 16.349,4 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Trong đó: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3.764,6 tỷ đồng, tăng 2,51%; công nghiệp, xây dựng đạt 10.504,7 tỷ đồng, tăng 20,86%; giá trị sản xuất dịch vụ đạt 2.080,1 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm có 11 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư đạt 7.451,3 tỷ đồng... Ngoài tập trung phát triển kinh tế, Tiền Hải cũng chú trọng đến xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện.
Mạnh Thắng
Tin cùng chuyên mục
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
Xem tin theo ngày
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024