Những “bông hồng thép”
Nếu không có một “tinh thần thép”, một bản lĩnh và tình yêu nghề đủ lớn thì thật khó để chị Nguyễn Thị Tươi, Trưởng Khoa bệnh nhân nặng có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ và công việc của mình. Chăm sóc cho người bệnh bình thường vốn đã vất vả, chăm sóc, điều trị cho người mắc bệnh tâm thần thì khó khăn, vất vả gấp nhiều lần. Gắn bó với công việc này được 20 năm nay, chị Tươi đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, những tình huống “dở khóc, dở cười” và có cả những lúc gặp nguy hiểm đòi hỏi chị phải kiên trì mới vượt qua được. Khoa của chị Tươi đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cho những người có công, thân nhân người có công bị mắc bệnh tâm thần. Đây hầu hết là những bệnh nhân không có khả năng chăm sóc bản thân; tuổi cao, sức khỏe yếu lại hay hoang tưởng nên mỗi cán bộ ở đây phải thật nhanh nhẹn, khéo léo và tế nhị trong xử lý các tình huống. Chị Tươi tâm sự: Nhiều thương binh, bệnh binh có sức khỏe rất yếu, do hậu quả của chiến tranh, người thì bị hoang tưởng ảo thanh, người thì hoang tưởng ảo giác, người thì hoang tưởng ảo thị nên thường xuyên bị kích động. Có người thấy quạt trần đang quay lại nghĩ rằng đó là máy bay địch nên nhảy lên phá. Chúng tôi mặc dù là những người gắn bó hàng ngày nhưng nhiều khi bệnh nhân phát cơn hoang tưởng thì việc bị đe dọa hay bất ngờ bị người bệnh tấn công là chuyện hết sức bình thường.
Công việc chăm sóc người có công bị mắc bệnh tâm thần rất vất vả, đa số họ đều bị mắc các bệnh đa khoa, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Nhiều người không tự chăm sóc được bản thân; việc vệ sinh cá nhân hàng ngày từ tắm giặt, vệ sinh, ăn uống đều phụ thuộc hoàn toàn vào cán bộ của Trung tâm. Có những bệnh nhân một ngày phải thay 4 - 5 lần quần áo và chăn màn do không ý thức được việc vệ sinh cá nhân. Nhất là vào những ngày trái gió, trở trời, bệnh tình của người tâm thần phát tác mạnh, làm cho công tác chăm sóc vô cùng gian nan.
Gắn bó với Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần được hơn 10 năm, chị Vũ Thị Lan, Khoa bệnh nhân nặng chia sẻ, những ngày đầu về công tác đã từng bị sốc với công việc ở đây. Việc đối diện, chăm sóc cho những bệnh nhân tâm thần không hề dễ dàng, nhất là đối với phụ nữ chân yếu tay mềm. Nhưng rồi với tình yêu nghề, chị đã cố gắng vượt qua và gắn bó với công việc này. Chị Lan cho biết: Sáng nào chúng tôi cũng vệ sinh phòng cho người bệnh, thường xuyên vệ sinh thân thể, thay quần áo, cắt móng tay, móng chân cho người bệnh bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ. Làm công việc này, có thời điểm cả tuần không được về nhà. Những lúc bệnh tình trở nặng, phải đưa bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến trên điều trị là chúng tôi cũng phải có người đi theo để chăm sóc. Bệnh nhân nằm viện ngắn ngày thì nhanh được về, nếu phải điều trị dài ngày là chúng tôi cũng phải ở lại đến lúc bệnh nhân ra viện. Số cán bộ trong Khoa vốn đã ít, những lúc như vậy làm cho quân số càng mỏng đi nhưng chúng tôi vẫn duy trì và bảo đảm chất lượng công việc.
Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần hiện có 64 cán bộ, nhân viên, người lao động, trong đó có 37 cán bộ nữ. Trung tâm hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 236 người bị mắc bệnh tâm thần. Dù công việc vất vả, đặc biệt với cán bộ là nữ giới nhưng theo ông Hoàng Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm: Chị em luôn nỗ lực, cố gắng, phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trung tâm luôn dành sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để chị em gắn bó và cống hiến. Trong các kíp trực, chúng tôi bố trí phân công bảo đảm có cả cán bộ nam và nữ để hỗ trợ nhau trong công việc; sắp xếp ngày nghỉ bù hợp lý để chị em có thời gian quan tâm, chăm sóc gia đình; khi chị em có thành tích nổi bật đều được tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
Mỗi người có một cuộc sống, công việc khác nhau. Ở mỗi nghề nghiệp lại có tính chất, đặc thù riêng. Công việc tại Trung tâm rất vất vả và đôi khi có phần nguy hiểm nhưng chị em phụ nữ trong đơn vị đã luôn cố gắng vượt qua. Ông Vinh cho rằng đó thực sự là những “bông hồng thép” tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần.
Cán bộ của Trung tâm thường xuyên kiểm tra sức khỏe, chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân tâm thần.
Đỗ Hồng Anh
Tin cùng chuyên mục
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh