Võ Bá Cường cùng vườn tượng danh nhân
Người có thú vui sưu tập sách, người thích đồ cổ, nhưng người dành trọn tâm huyết cả cuộc đời để mang về khu vườn bé nhỏ của mình biết bao pho tượng danh nhân thì quả hiếm có. Bước vào khu vườn đặc biệt của nhà văn Võ Bá Cường ở xã Ðông Dương, huyện Ðông Hưng, những người trẻ chúng tôi như mê mẩn, lặng người trước không gian tươi đẹp một màu xanh mướt của thiên nhiên. Cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc hiện lên qua bóng hình của những nhà văn hóa lỗi lạc như Ðại thi hào dân tộc Nguyễn Du, nhạc sĩ tài hoa Văn Cao, nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh, nhà bác học Lê Quý Ðôn. Trước bức tượng của những vị danh nhân này, bài học lịch sử ở trường bỗng hiện lên chân thực và cũng thật gần gũi.
Nằm bình yên giữa làng Chàng, xã Ðông Dương, huyện Ðông Hưng, khu vườn đặc biệt này, đáng lẽ đã được dựng lên từ lâu, theo đúng tâm nguyện của nhà văn Võ Bá Cường. Vậy nhưng, công việc viết lách bận mải, lại nay đây mai đó nên mãi tới giờ ông mới phần nào thỏa lòng mong ước. Với ông, cứ mỗi dịp cuối tuần, được hàn huyên bên những người bạn để đàm đạo chuyện thơ, chuyện đời tại không gian này đã là điều thật đáng quý. Quên tuổi tác. Quên thời gian. Bỗng chốc họ như trẻ lại, như trở về với lứa tuổi sôi nổi nhất của đời người cùng biết bao câu chuyện về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và đặc biệt là cùng bình với nhau mấy câu Kiều.
Lòng tâm huyết với bức tượng Ðại tướng
Trong khuôn viên của ngôi nhà, với khoảng sân rộng chừng hơn trăm mét vuông được người chủ của nó trang trọng bày những bức tượng về các danh sĩ của dân tộc ta như: Nhà viết kịch Tào Mạt, nhạc sĩ Văn Cao, nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, nhà thơ Chế Lan Viên… Và đặc biệt hơn cả là bức tượng chân dung Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, được đặt trang nghiêm, quay mặt về hướng Nam. Tưởng niệm 1 năm ngày mất của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, bức tượng Ðại tướng bằng đá đã được dựng lên tại chính nơi đây. Ngày hôm ấy, không chỉ những người con của quê hương Thái Bình, những người cựu chiến binh từng một thời vào sinh ra tử mà còn cả những du khách thập phương, vượt hàng trăm cây số đã cùng tề tựu về khu vườn bình yên, bé nhỏ mà thật đặc biệt để tưởng nhớ đến người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam như một lời tri ân với người đã khuất.
Tấm lòng của nhà văn Võ Bá Cường vẫn chưa dừng lại ở đó. Ông vẫn trăn trở, vẫn nghĩ suy. Vậy là, sau nhiều cuộc trò chuyện với những người có chuyên môn cao về lịch sử, về văn hóa như nhà sử học Dương Trung Quốc và với gia đình Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn Võ Bá Cường lại dành trọn tâm huyết của mình để dựng lên bức tượng Ðại tướng bằng đồng. Bức tượng cao 1m03, được tạc bởi nghệ sĩ tạo hình Trần Văn Thức. Trước khi được chuyển về tư gia của nhà văn họ Võ, bức tượng này đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân đội và Nhà triển lãm Thành phố Hà Nội.
Khi vườn tượng chưa được nhiều người biết tới, nhà văn Võ Bá Cường thường được yêu mến bởi những áng văn thơ. Ông viết hai loại, một là tiểu thuyết tư liệu, hai là tiểu thuyết và truyện sáng tác. Ông tâm sự: tôi thích viết về những con người, những vùng quê đổi mới cùng đất nước. Ðặc biệt là những nhân vật lịch sử. Bài viết như nén tâm nhang kính cẩn dâng lên những người đã khuất khiến tôi vị nể, kính trọng.
Ðã ở tuổi xưa nay hiếm, nhà văn Võ Bá Cường vẫn có thật nhiều dự định. Không chỉ công việc viết lách, mà với ông, vườn tượng chưa thật mỹ mãn, bởi vậy, chắc chắn, sẽ được bổ sung, hoàn thiện để trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn. Tạm biệt khu vườn đặc biệt của nhà văn Võ Bá Cường, tôi bỗng nghĩ, giá như các em học sinh có những buổi dã ngoại tới thăm những địa điểm ý nghĩa và thú vị như thế này, thì có lẽ, bao bài học lịch sử ở trường sẽ chân thật, sống động và gần gũi hơn.
Bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hôm nay về đây tôi rất xúc động. Thay mặt gia đình, cảm ơn tấm lòng của nhân dân Thái Bình và tấm lòng của nhà văn Võ Bá Cường. Trong lòng của mỗi người dân, ngoài hình ảnh của Bác Hồ còn cũng có hình ảnh của Ðại tướng. Và đấy là niềm tự hào, chúng tôi cũng cố gắng để xứng đáng là con, là cháu, là chắt của ông.
Ông Phạm Minh Tám, thành phố Thái Bình
Tôi vô tình đi qua đây, thấy vườn tượng đẹp quá nên đã xin phép vào chiêm ngưỡng. Thật là tuyệt vời! Ở một làng quê như thế này mà lại có một vườn tượng thật là hoành tráng và uy nghi. Tôi thấy rất xúc động. Chủ nhân của khu vườn chắc chắn phải có tâm huyết lắm.
Đại tá Nguyễn Văn Huyên, Trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Gia đình nhà văn Võ Bá Cường đã dựng tượng Ðại tướng ở trong nhà. Ðiều đó nói lên tấm lòng của nhân dân đối với Ðại tướng và sự nghiệp của Ðại tướng đã hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Ðiều đó cũng chứng tỏ Ðại tướng là Ðại tướng của nhân dân, suốt đời vì dân nên dân tôn thờ.
Nhà văn Võ Bá Cường
Ý niệm khi xây dựng vườn tượng của tôi, đó là dân tộc ta là một dân tộc có cốt cách vì chúng ta có văn hóa. Chúng ta không thể để mất văn hóa của dân tộc. Nền văn hóa không phải một lúc mà có được, nó đã trải qua hàng nghìn năm. Tôi muốn lưu lại cốt cách văn hóa của dân tộc Việt. Một vườn tượng nhỏ nhoi ở một làng quê yên tĩnh cũng nói lên được điều gì của dân tộc mình trong công cuộc kháng chiến, giữ nước, giữ nhà. |
Anh Tú
Tin cùng chuyên mục
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025