Hưng Hà Phát triển nghề bền vững
Hưng Hà là huyện có số lượng làng nghề nhiều nhất tỉnh với 49 làng nghề, 4 xã nghề, trong đó nhiều nghề phát triển ổn định đem lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần nâng cao đời sống nhân dân như dệt khăn, dệt chiếu, chế biến lương thực, thực phẩm. Từ đầu năm đến nay, các làng nghề tiếp tục có bước phát triển, tổng giá trị sản xuất ước đạt 860,1 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất từ nghề là 650,2 tỷ đồng, chiếm 75,6%, thu hút 22.156 lao động. Với kết quả trên, nghề và làng nghề đã góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) của huyện 6 tháng đầu năm ước đạt 936,171 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Ông Hoàng Minh Chính, Trưởng phòng Công Thương huyện cho biết: Nhắc đến nghề của Hưng Hà phải kể tới làng nghề Phương La xã Thái Phương, làng nghề Tiền Phong thị trấn Hưng Nhân hay làng nghề dệt chiếu xã Tân Lễ. Ðây là những địa danh quen thuộc có nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm nay. Ở đó người người làm nghề, nhà nhà làm nghề, chỉ cần đi tới đầu làng cũng đã cảm nhận được sức sống của các làng nghề.
Ðiểm nổi bật trong thời gian qua là sau một thời gian bị tác động của tình hình suy thoái kinh tế thế giới đến nay nhiều mặt hàng của làng nghề có chiều hướng phục hồi, tăng trưởng trở lại do ký được các đơn đặt hàng lớn. Huyện vẫn duy trì 22 làng nghề dệt chiếu (10 ở xã Tân Lễ, 10 ở thị trấn Hưng Nhân, 1 ở xã Canh Tân, 1 ở xã Hòa Tiến). Ðây là nghề truyền thống phát triển tương đối nhanh và bền vững, giải quyết việc làm cho số lượng lao động lớn, thu nhập ổn định từ 2,5 triệu đồng/người/tháng trở lên. Các hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất từ dệt thủ công sang dệt công nghiệp. Ðến nay tổng số máy dệt chiếu công nghiệp trong toàn huyện là 350, tăng 22 máy so với cùng kỳ năm 2013, trong đó máy dệt chiếu cói là 110 máy, máy dệt chiếu nilon là 240 máy, nâng cao công suất lên 60 lá chiếu/máy/ngày. 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng chiếu trong toàn huyện đạt trên 7,5 triệu lá chiếu, đem lại giá trị sản xuất 385 tỷ đồng.
Sản phẩm chiếu nilon của Doanh nghiệp tư nhân Chung Anh (xã Tân Lễ, Hưng Hà).
Cùng với nghề dệt chiếu, nghề dệt khăn đã trở thành nghề đặc trưng ở Hưng Hà với việc duy trì và phát triển ở 17 làng nghề trong toàn huyện. So với cùng kỳ năm 2013, nghề dệt khăn có bước tăng trưởng khá. Nhiều doanh nghiệp sau một thời kỳ bế tắc đầu ra sản phẩm đến nay đã hoạt động trở lại bằng việc trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ với các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan. Người lao động trong làng nghề đã có hàng dệt ổn định, không bị khống chế về nguyên liệu cũng như áp lực về thời gian như cùng kỳ năm trước. Ðến nay, toàn huyện có 5.376 máy dệt khăn thủ công, tăng 130 máy, 30 máy dệt khăn công nghiệp, tăng 8 máy so với cùng kỳ năm 2013.
Các làng nghề sản xuất bún bánh, chế biến lương thực cũng hoạt động tốt và đã áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tới nay, sản lượng bún bánh bình quân đạt 200 - 300 kg/máy/ngày. 2 làng nghề làm hương cũng dần ổn định trở lại, một số hộ đã áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy sản phẩm của làng nghề làm hương đã tiêu thụ ở hầu khắp trong nước và xuất sang thị trường Ấn Ðộ. Các làng nghề mây tre đan ở Mỹ Thịnh, Tân Tiến, Ngọc Liễn, An Cầu cũng có dấu hiệu sản xuất ổn định trở lại. Mặc dù giá trị sản xuất thấp, mang tính tự cung tự cấp thông qua các chợ của địa phương nhưng sản phẩm làm đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó, trung bình người lao động đạt thu nhập từ 50.000 - 100.000 đồng/người/ngày. Ngoài ra, một số nghề khác cũng tương đối phát triển như nghề sản xuất men vi sinh. Ðây là nghề mới du nhập về huyện từ năm 2006, sản phẩm là các loại men rượu, men vi sinh cung cấp cho các nhà máy sản xuất rượu, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Toàn huyện hiện có 7 cơ sở sản xuất với doanh thu đạt trên 50 tỷ đồng/năm. Trong thời gian tới, sản xuất men rượu, men vi sinh sẽ tiếp tục phát triển ổn định.
Theo ông Chính, thời gian qua Hưng Hà đã áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Ðiển hình như hỗ trợ 10 triệu đồng/máy dệt chiếu mới và 20 triệu đồng/máy dệt khăn công nghiệp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn thực hiện hỗ trợ lãi suất tiền vay, tăng cường cơ sở vật chất cho làng nghề, nhất là đầu tư cải tạo hệ thống điện, quy hoạch một số cụm, điểm công nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề có điều kiện mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay nhiều làng nghề của Hưng Hà, nhất là làng nghề dệt khăn và dệt chiếu vẫn trong tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, các xưởng dệt nằm trong khu dân cư, đường giao thông vào làng nghề còn nhỏ hẹp, vấn đề ô nhiễm môi trường như tiếng ồn, bụi, nước thải vẫn chưa được xử lý. Do vậy, để nghề và làng nghề phát triển bền vững, thời gian tới Hưng Hà cần tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế hỗ trợ khuyến khích; tạo điều kiện về mặt bằng, vốn, đường, điện, thủ tục hành chính để giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề, quan tâm nghiên cứu giúp làng nghề áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh