Thứ 7, 09/11/2024, 22:29[GMT+7]

Ấm áp xuân quê hương

Thứ 4, 09/02/2011 | 15:02:33
3,486 lượt xem
Tổ quốc ta đã trải qua biết bao mùa xuân, biết bao cái tết rồi mà mùa xuân nào, cái tết nào dù đã đi qua, dù chưa đến cũng đầy ắp, cũng nguyên vẹn niềm xốn xang, háo hức trong lòng người, trước cảnh vạn vật hồi xuân!

Làng hoa cây cảnh Hồng Việt (Đông Hưng) vào xuân. Ảnh: Minh Đức

Đó là sự cộng cảm, sự hoà hợp của mùa xuân thiên niên với mùa xuân của lòng người trọn đời theo Đảng. Trong đó con người là yếu tố làm cho mùa xuân thiên nhiên bừng sáng, lung linh rực rỡ đến khôn cùng của thời gian.

 

Tết là nét văn hóa độc đáo của con người, ở Việt Namon> ta, mỗi khi tết đến xuân về, mỗi vùng quê, mỗi dân tộc đều rạo rực và đầy ắp không khí vui tươi ấy. Nhất là tết quê. Thật không đâu bằng, không bao giờ bằng những ngày cuối tháng chạp. Những thôn làng, những gia đình, họ hàng và những người con đi làm ăn xa quê vừa mới về nhà, lại hồi hộp đón chờ; mong cho sớm chiều qua mau để được đón giao thừa, phút giây thiêng liêng nhất tại đất quê mình.

 

Cho nên Tết Nguyên đán không chỉ là vài ngày. Nó như con tàu ta đợi khi nó khởi hành từ ga nảo, ga nào, chỉ biết rằng: Khi nó xuất bến sẽ có tiếng còi u u vang vọng; và rồi! Lúc đầu thì chỉ nhìn thấy nó từ một chấm đen nhỏ xíu nơi xa, lúc sương mù lảng vảng. Thế này nhé! Tháng sáu, đã có người cấy sào lúa nếp, chờ gói bánh chưng; cây gấc thì treo đèn lồng xanh từ tháng 7, tháng 8; để rồi tết đến, gấc đến mọi nhà và gấc ra chợ tết.

 

Cây quất ngũ phúc có đủ hoa trắng, quả xanh, quả chín, nõn lộc tươi mơn mởn; được đảo gốc từ những ngày nắng lửa. Còn đến tháng một, tức tháng lịch trăng, thì những vườn đào bích, đào phai được người trồng tạo thế Long giáng; thế Trực, thế Thăng từ khi cành non vươn lộc và  rét buốt là thế mà vẫn phải chịu đớn đau, lá non, lá già bị bứt hết, tàn rơi vào gốc để chờ ngày tết, nụ bật lên.

 

Những bông hoa đào bích; đào phai đung đưa trước gió như bướm bay, như đôi môi đỏ chúm chím cười duyên của những nàng trang nữ thục trinh. Nào đâu đã hết! Bức tường đầu ngõ; phòng ở mỗi gia đình đều được quyét lại vôi ve hoặc lăn sơn như mới. Nổi bật trên cánh đồng đã trắng nước ải. Đan xen những con đường bằng vật liệu cứng, khu thương mại, khu tiểu thủ công nghiệp sầm uất đó đây. Khiến ai xa quê cho dù mấy chục năm rồi, khi bước xuống xe nhìn quê hương cũng nao lòng thương nhớ, bồi hồi nghĩ suy: Xem ai còn ai mất, sẽ sum vầy gặp lại năm nay.

 

Tết Việt Namon>! Cái tết: Gia đình sum họp là tối thượng, đi đâu, làm gì thì tết cũng về cúng tiên tổ; ăn bữa cơm quê nhà đạm bạc. Cái tết Việt Namon> thấm vào hồn người Việt như nắng trời nhuộm vạn lá xanh. Nhớ lại thuở xưa ấy! Kè giàu thì mua hoành phi, câu đối, cỗ bàn linh đình, áo quần nhung, lụa; người nghèo hèn, bần cố nông thì ngày 30 tết cũng có chút thịt treo trong nhà, cũng có thẻ hương, cây nến, có nải chuổi, quả bòng làm mâm ngũ quả cúng vái gia tiên.

 

Hàng năm, cứ hăm ba tháng Chạp, cần chi biết là ngày mấy lịch tây, người già, người trẻ sáng sớm ra chợ mua đôi cá chép về cúng ông Táo, để rồi trong ngày ông Táo lên trời báo cáo việc trần gian với Ngọc Hoàng.

 

Tết thật vui! Nhất là cái ngày 30 tết; bữa cơm trưa không bao giờ là bữa cơm ngon vì bộn bề công việc. Nhiều lắm, nhiều lắm! Mà thời gian sau lại chạy nhanh đến thế. Tuy vậy thôi chứ không ai mong đợi con hơn những bà mẹ quê nhà, dù cho nó  có lớn bằng sào, bằng gậy, dù cho nó có làm đến ông nọ bà kia thì trước mắt mẹ, nó vẫn còn bé nhỏ. Xưa, nó lam làm lại rụt rè nhút nhát. Xưa, nó vẫn thường ở trần khi chăn châu cắt có, mỗi khi đi học về là ăn vội bát cơm rồi vác dậm ra con ngòi trước cửa lặn mò con tôm, con cá cho bữa cơm chiều. Thế mà sao đến giờ chưa thấy con về; dù cho con chim khách đã nhiều ngày báo hiệu nơi cây bưởi, cành na. Nó còn mải công việc để đến giờ này chiều 30 tết, mẹ chờ mỏi mắt con cháu chưa về.

 

Tết Việt Namon> mang tâm hồn kỳ lạ. Có lo lắng, buồn vui nhưng sao mà đẹp như ngày tôi mới bước vào yêu, say mê trong trắng tuyệt vời, chỉ có ước mơ và hy vọng dâng đầy. Trong nhà, ánh điện tựa sao trời đã lung linh nơi căn phòng đón khách; mùi hương trầm từ ban thờ gia tiên đang lan tỏa cả căn nhà ấm cúng, chờ đón giao thừa khoảnh khắc thời gian xuân mới.

 

Tổ quốc ta đã trải qua bao nhiêu mùa xuân, qua bao nhiều cái tết rồi mà mùa xuân nào, cái tết nào dù đã đi qua và dù chưa tới cũng đầy ắp, cũng nguyên vẹn niềm xốn xang trong lòng người trước cảnh vạn vật hồi xuân.

 

Nếu ngày thường dân tộc ta có cái đức: “Thương người như thể thương thân” thì những ngày giáp Tết, cán bộ, nhân dân càng nhiệt thành hưởng ứng, góp chút quà gửi tặng gia đình đang còn có những khó khăn. Ngày thường chúng ta làm tốt chính sách hậu phương quân đội thì những ngày giáp tết này cấp ủy, chính quyền đều chăm lo chu đáo cho cái tết của các gia đình chính sách, gia đình các đồng chí thương bệnh binh và những hộ còn nghèo, những hộ cô đơn; chăm lo tới các cháu mồ côi, các cháu tật nguyền.

 

Tết này là tết thứ 16 không có tiếng pháo nổ, chẳng phải dân ta nghèo mà là ta thực hiện Chỉ thị 406 của Chính phủ để an toàn trong dịp tết; thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cũng như thực hiện tốt hơn các chỉ thị, nghị định của Nhà nước, của Chính phủ để dân tộc ta đón mùa xuân mới.

 

Xuân mới đang về, trước thời khắc chuyển giao của trời đất; nhìn lại năm qua mọi người không khỏi vui mừng trước những đổi thay của quê hương, đất nước và thấy rõ đường lớn thênh thang. Đường lớn mở để đất nước ta hội nhập quốc tế và sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 

Đón mùa xuân mới Tân Mão, chúng ta nhớ tới Bác Hồ, vị cha già dân tộc, nhớ tới câu thơ chúc tết của Người 65 năm trước:

Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông”

 

65 năm trước là tiếng kèn kháng chiến, 65 năm sau tiếng kèn xung trận ấy vẫn còn vang vọng cổ vũ cả dân tộc ta tăng thêm khí thế thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng để đất nước mình đẹp mãi những mùa xuân.

 

Hồng Namon>

(Thành phố Thái Bình)

  • Từ khóa