Thái Bình phát huy truyền thống quê hương "Năm tấn"
Chuyện ngày hôm qua...
Nạn đói năm 1945 làm cho hơn 280 nghìn người dân Thái Bình chết. Những năm sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hằng năm tỉnh Thái Bình thường xuyên phải bỏ hoang hàng chục nghìn ha đất canh tác vì vỡ đê, ruộng đất bị ngập úng hoặc nhiễm mặn. Tình trạng ấy kéo dài cho đến khi Ðảng có chủ trương thành lập các tổ đổi công và HTX đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Tình trạng úng lụt dần được khắc phục bằng hệ thống thủy lợi hằng năm được các địa phương xây dựng và tu bổ.Thái Bình là tỉnh "năm tấn" đầu tiên của miền bắc vào năm 1966. Năng suất lúa không ngừng tăng lên bảy tấn (1974), 10 tấn (1990) và từ năm 1995 đến nay ổn định 12-13 tấn/ha. |
Kết thúc năm 2009, tỉnh Thái Bình có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là 12,3%, đứng thứ ba các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Năm 2010, Thái Bình phấn đấu đạt tốc độ tăng hơn 14%. trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt 5 tấn thóc/ha hai vụ, góp phần vào phong trào "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", chi viện cho tiền tuyến lớn. Chuyện ngày hôm qua...
Nạn đói năm 1945 làm cho hơn 280 nghìn người dân Thái Bình chết. Những năm sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hằng năm tỉnh Thái Bình thường xuyên phải bỏ hoang hàng chục nghìn ha đất canh tác vì vỡ đê, ruộng đất bị ngập úng hoặc nhiễm mặn. Tình trạng ấy kéo dài cho đến khi Ðảng có chủ trương thành lập các tổ đổi công và HTX đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Tình trạng úng lụt dần được khắc phục bằng hệ thống thủy lợi hằng năm được các địa phương xây dựng và tu bổ.Thái Bình là tỉnh "năm tấn" đầu tiên của miền bắc vào năm 1966. Năng suất lúa không ngừng tăng lên bảy tấn (1974), 10 tấn (1990) và từ năm 1995 đến nay ổn định 12-13 tấn/ha.
Trong suốt 10 năm (1965-1974) kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Thái Bình đã đóng góp cho Nhà nước hơn một triệu tấn thóc. Trong khi Thái Bình chỉ chiếm 5% diện tích đất đai của miền bắc, nhưng đã đóng góp từ 10 đến 12% tổng số lương thực cho cuộc kháng chiến không chỉ đóng góp nhiều lương thực, thực phẩm, tỉnh còn có hơn 154 nghìn lượt thanh niên nhập ngũ trong 10 năm nói trên, chiếm hơn 13% dân số trong tỉnh, đã được Bộ Quốc phòng công nhận là địa phương có tỷ lệ tuyển quân cao nhất miền bắc lúc bấy giờ.
Phụ nữ trong các vùng nông thôn của Thái Bình thời ấy chiếm 70% số lao động và phải làm tất cả những công việc đồng áng do chồng, con để lại, gánh vác cả một hậu phương với biết bao khó khăn của cuộc sống. Ðó là những người phụ nữ "ba đảm đang" thường xuyên "tay lần từng quả bom xuyên, tay nâng những dảnh mộc tuyền cấy theo". Mặc dù vậy, vùng hậu phương này luôn thực hiện tốt khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".
Năm 1966, Thái Bình là tỉnh đầu tiên của miền bắc đạt năng suất lúa sáu tấn thóc/ha. Lúc đó, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở vào thời kỳ ác liệt, khi thấy Thái Bình có thành tích đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, Bác Hồ đã về thăm động viên Ðảng bộ và nhân dân địa phương lần thứ năm. Người nhắc nhở mọi người phải cố gắng tăng năng suất cây trồng, tích cực trồng cây và thực hiện công khai tài chính trong các HTX. Từ đó đến nay, lời dạy của Bác luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh nhằm xây dựng Thái Bình ngày càng giàu đẹp.
Nhân dân Thái Bình rất tự hào về những người con của quê hương đã có mặt, lập công xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Kết thúc hai cuộc kháng chiến, Thái Bình có 2.178 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 51.140 liệt sĩ, 32.450 thương, bệnh binh; 88 tập thể và 50 cá nhân vinh dự được Nhà nước phong trặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Hòa bình trở lại, 30 nghìn bà mẹ và hơn 11 nghìn phụ nữ không được đón chồng, con trở về sum họp trong ngày vui chiến thắng của dân tộc.
... Và chuyện hôm nay
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một vùng độc canh cây lúa, nông nghiệp của Thái Bình đã chuyển sang sản xuất hàng hóa với sản lượng lớn và chất lượng cao. Thái Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện CNH khâu sản xuất giống cây trồng. Toàn tỉnh đã thực hiện sáu chương trình: điện, đường, trường, trạm, thông tin và nước sạch. 100% số hộ có điện thắp sáng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhiều thôn, làng trong tỉnh đã có hệ thống chiếu sáng ngoài đường; các xã đều có hệ thống thông tin liên lạc. Ðường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được rải nhựa hoặc bê-tông hóa với tổng chiều dài hơn 5.000 km, bảo đảm các loại xe ô-tô về tận các thôn, làng. Tất cả các trạm y tế xã được chuẩn hóa và có bác sĩ là người địa phương. Hầu hết các trường học ở cả bốn cấp được xây hai, ba tầng, khang trang và an toàn.
Tỉnh Thái Bình ngày nay đã có nhiều khởi sắc, kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực. Về bất cứ vùng nông thôn nào của tỉnh, chúng tôi đều bắt gặp các loại máy cơ khí nhỏ hoạt động trên các cánh đồng. Tỉnh hiện có gần 7.000 máy cày tay và máy cỡ trung bình, bảo đảm cho 94% diện tích canh tác được làm bằng máy. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 54% (năm 2000) xuống còn 39% (năm 2008). Ðồng thời số hộ sản xuất nông nghiệp giảm từ 82% (năm 2001) xuống còn 58% (năm 2008). Toàn tỉnh hiện có gần 10% số hộ có nhà hai, ba tầng khang trang, 57% số hộ có nhà kiên cố có thể chống chọi với gió bão vùng ven biển; hơn 57% số gia đình được dùng nước sạch; tỷ lệ hộ nghèo đến nay (theo chuẩn mới) chỉ còn gần 10%. Trên địa bàn của tỉnh đã có bảy khu công nghiệp với diện tích hơn 1.000 ha, 31 cụm công nghiệp với diện tích gần 700 ha, thu hút 374 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 53 nghìn tỷ đồng. Trong khu vực nông thôn, toàn tỉnh đã có 407 trang trại và 2.320 gia trại kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, những thành tựu trong những năm vừa qua của Thái Bình chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Trong nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân còn thấp, tạo ra khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng.
Trong hai năm 2009 - 2010, tỉnh thực hiện chương trình xây dựng thí điểm tám mô hình nông thôn mới ở tám huyện, thành phố của địa phương. Theo đó, mục tiêu cuối cùng của các mô hình nông thôn mới phải đạt năm tiêu chí là: sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ. Ðây chính là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm rồi mới nhân điển hình ra diện rộng. Trong đó, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương là điểm xuất phát đầu tiên của toàn tỉnh.
Trước mắt, Thái Bình tập trung thâm canh tăng năng suất, giữ vững sản lượng lương thực hơn một triệu tấn/năm, đồng thời chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng theo hướng chất lượng cao, bảo đảm những năm 2010 - 2015 có từ 35 đến 40% diện tích lúa làm hàng hóa. Theo đó, việc đẩy mạnh trang bị cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nhằm không ngừng tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Mục tiêu đến năm 2015 là thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100% diện tích, khâu gieo hạt đạt 55%, khâu thu hoạch và hạt đạt 75%. Hệ thống thủy lợi bảo đảm đủ năng lực tưới tiêu chủ động theo yêu cầu thâm canh cho toàn bộ diện tích lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản.
Trong những tháng đầu năm 2010 này, các cấp, các ngành trong tỉnh Thái Bình đang tập trung giải quyết việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, thực hiện nhanh việc dồn điền đổi thửa, quy hoạch giao thông nội đồng cho phù hợp cơ giới hóa đồng ruộng. Ðồng thời tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở địa phương.
Ngày hôm qua, Thái Bình là vùng hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn miền nam, ngày hôm nay Ðảng bộ và nhân dân trong tỉnh đang thực hiện chương trình "tam nông" theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Vũ Kiẻm Báo Nhân dân |
Tin cùng chuyên mục
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh