Kỷ niệm hào hùng một thời
Khởi đầu báo lấy tên Tiến lên. Đồng chí Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm chính trị. “Tiến lên” là tên tờ báo Đảng hiện diện trên đất Thái Bình thời bí mật, Tỉnh ủy muốn tiếp tục phát huy truyền thống. Bác biết điều đó nhưng muốn địa phương hóa cho thích hợp nên đã chỉ thị cho đổi tên. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp thu ý kiến của Bác, bổ sung hai từ Thái Bình thành “Thái Bình Tiến lên”. Ít lâu sau, bỏ nốt hai từ “tiến lên” cho gọn theo xu thế chung.
Tôi vinh dự được Ban biên tập giao cho hai lần vẽ ma-ket báo, Tỉnh ủy chuẩn y. Đầu năm 1967, tỉnh Thái Bình vô cùng phấn khởi vì đã đạt 5 tấn thóc/ha đầu tiên trên miền Bắc, vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Cuộc nói chuyện của Bác ở đình Phương Cáp, phóng viên Báo Thái Bình viết bài tường thuật đăng số báo ngày xuân năm ấy. Đây là sự kiện lịch sử mà cả tỉnh Thái Bình nói chung, Báo Thái Bình nói riêng khắc cốt ghi tâm.
Làm Báo Thái Bình, tôi còn nhớ việc đồng chí Võ Nguyên Giáp về kiểm tra phong trào chống Mỹ cứu nước ở tỉnh ta. Bấy giờ vào khoảng cuối năm 1968, Đại tướng xuống thăm một số cơ sở trong đó có hợp tác xã Tân Phong (huyện Thư Trì ngày ấy, nay là huyện Vũ Thư). Báo Thái Bình cử phóng viên đi theo. Hôm ấy, Đại tướng nghỉ ở nhà khách Tỉnh ủy, khoảng 9 giờ tối chúng tôi còn nghe tiếng gõ cửa của đồng chí Trung tá Nguyễn Tuyền, Chính trị viên phó Tỉnh đội, tới mượn Báo Thái Bình. Chúng tôi lấy 10 số báo mới phát hành thời gian ấy để Đại tướng đọc và đối chiếu với tình hình “mắt thấy tai nghe”. Số báo nào cũng dành 3 trang phản ánh phong trào thi đua sản xuất và dành cả trang 4 cho tình hình chiến đấu. Đại tướng có tác phong làm việc theo Bác Hồ: Tham khảo báo chí để soi xét phong trào.
Đời làm báo có biết bao chuyến đi, nhưng chỉ đáng ghi những chuyến phát hiện được cái mới. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đi thăm nhiều nơi, tôi bắt gặp sự kiện “Đền thờ Bác Hồ” và đã viết đăng trên Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Thái Bình. Bác đã đi xa mà oai linh của Bác vẫn tác động đến phong trào cách mạng ở xã Long Đức, cạnh Thị xã Trà Vinh, vùng tạm chiếm sâu rất ác liệt. Đảng bộ địa phương dựng ngôi đền bằng tranh tre thờ Bác. Đồng bào địa phương đến lễ rất đông. Đồng bào Thị xã Trà Vinh trước còn bí mật sau công khai rủ nhau đi viếng, có cả một số binh lính, công chức ngụy. Địch hoảng sợ tìm cách khủng bố đánh phá. Địch phá ta lại dựng. Ngôi đền duy trì suốt mấy năm khói lửa, gắn liền với sự phát triển của phong trào quanh vùng cho đến ngày toàn thắng.
Đến Cà Mau tôi gặp một ngôi đền thờ Bác giữa rừng đước xã Viên An nơi đồng chí Lê Duẩn từng trú chân trong chuyến khởi đầu đi khảo sát bí mật tình hình sau hiệp định Giơ-ne-vơ để đề xuất với Bác Hồ và Trung ương đường lối cách mạng miền Nam. Đồng bào miền
Có lần tôi tham gia đoàn nhà báo Việt
Vũ Thư quê tôi – xã Xuân Hòa có liệt sĩ Đặng Đình Khanh anh hùng đặc công chiến đấu và hy sinh ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đi ca nô ra thăm đất mũi, chúng tôi chứng kiến kỳ tích trận đánh. Xác tàu chiến Mỹ nhấp nhô rải rác giữa vùng trời đất mênh mông cửa sông Năm Căn. Người anh hùng của chúng ta dùng hai sợi dây nổi buộc vào hai đầu dây hai quả mìn giờ có sức hút nam châm đặt trên phao. Anh dùng thân mình làm cọc nổi buông dây và phao được hóa trang bằng bèo, rác cho xuôi theo dòng từ xa hàng ki lô mét như hai cánh tay thần vươn ra ôm lấy thân tàu chiến đậu ở vòng ngoài, vượt qua hàng rào người nhái rồi làm nổ tung cả đoàn tàu, rút lui an toàn. Vấn đề đặt ra là: làm gì và làm thế nào để chuyển chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội như Đảng đã chỉ ra? Trong bút ký đăng báo của địa phương tôi nêu ý kiến nên chăng trước hết hãy dựng tượng anh hùng quay mặt ra chiến trường xưa. Nghe nói vùng Năm Căn đã dựng tượng đài Đặng Đình Khanh. Một địa chỉ đỏ chói nơi sông nước tận cùng của Tổ quốc vẫy gọi muôn đời.
Tôi may mắn hơn nhiều đồng nghiệp đã chứng kiến máy bay Mỹ ném bom hủy diệt thôn Phương Man. Khi trời chưa sáng, dân còn ngủ, thủ trưởng cơ quan Báo và phóng viên tới nơi chứng kiến viết bài, chụp ảnh, 31 người chết, 39 người bị thương. Chứng tích đó đưa lên Hà Nội để tố cáo tội ác giặc... Cũng ở Thụy Anh, giặc ném bom một lớp học xã Thụy Dân sát hại cô giáo và hơn 30 học sinh. Tôi mong chóng được thấy oán thù phải trả. Không phải chờ đợi lâu, tôi đã biên tập và duyệt đăng bài cổ vũ việc bắn rơi máy bay Mỹ tại chỗ bằng súng bộ binh, mở đầu phong trào bắn máy bay ban đêm độc đáo ngay trên đất Thụy Anh chứa chất căm thù. Đây là bài của cộng tác viên Phạm Tầm viết tại trận địa. Chiến thắng này được Hồ Chủ tịch tặng cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Tôi còn chứng kiến và đưa tin ông Ram-xy Cờ-lác, cựu Bộ trưởng trong Chính phủ Mỹ, một người Mỹ có lương tri chống chiến tranh đã nhân danh nhân dân Mỹ đến tận mộ tên phi công Mỹ khốn kiếp bị bắn vỡ sọ chôn ở miền ven biển Thái Thụy.
Người Bộ trưởng ấy xác nhận tội ác tày trời của không quân Mỹ và phỉ báng chúng, xót xa tự phỉ báng chính mình. Sự kiện tự phỉ báng chính mình còn xảy ra trong trận bom đánh nhà thờ thị xã. Quả bom Mỹ làm sập góc nhà thờ, tôi và anh Minh Lập (chiến sĩ nhiếp ảnh đã mất), còn kịp chụp ảnh một kho rượu phơi bày dưới ánh mặt trời, dưới chân tượng Chúa bị đổ gãy, toàn rượu quý hiếm nhãn hiệu Tây Âu. Quả bom trớ trêu bóc trần một sự lừa bịp của chủ nó, làm thức tỉnh những tâm hồn u mê. Quả bom hiếm thấy trong lịch sử Thị xã Thái Bình.
Chiến công đầu 5 tấn thóc/ha thắng Mỹ trên đồng ruộng Thái Bình được cổ vũ từ lúc còn manh nha khi tôi theo các đồng chí lãnh đạo đi tọa đàm thâm canh, tăng vụ do báo Nhân dân tổ chức năm 1964. Ý đồ của Tỉnh ủy, phong trào mọi mặt của tỉnh xuyên suốt trong nội dung tuyên truyền của Báo cùng hình ảnh Bác Hồ, hình ảnh đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn và các lãnh tụ của Đảng. Lời dạy của Bác và các lãnh tụ được ghi đậm nét trên Báo Thái Bình trong những thập kỷ 60, 70.
Có thể nói đó là những kỷ niệm hào hùng một thời của giới báo chí Thái Bình, trong đó có tôi.
Lê Trọng
Nguyên Tổng Biên tập Báo Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Học tập cách viết báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh 22.12.2011 | 14:51 PM
- Những lời tâm huyết 22.12.2011 | 15:00 PM
- 50 năm một quãng đường dài 22.12.2011 | 15:03 PM
- Chuyện bây giờ mới kểChúng tôi đi góp phần “ổn định nông thôn” 22.12.2011 | 15:12 PM
- Tôi đã vượt khó để trở thành phóng viên 22.12.2011 | 15:29 PM
- 50 năm đồng hành cùng Báo Thái Bình 22.12.2011 | 15:31 PM
- Bạn đọc là nguồn cổ vũ cho tôi viết 22.12.2011 | 15:33 PM
- Phóng viên trải lòng với nông nghiệp 22.12.2011 | 15:39 PM
- Cảm nhận tờ báo tuổi 50 23.12.2011 | 13:44 PM
- Tâm sự cộng tác viên 23.12.2011 | 13:56 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai